Lịch sử Cờ_vây

Cờ vây ở Trung Quốc, thời nhà MinhHình ảnh người chơi cờ vây ở Trung Quốc do một họa sư Nhật Bản vẽ, thế kỷ XVITranh vẽ Quan Vũ vừa được chữa vết thương ở tay, vừa chơi cờ vây

Cờ vây là loại cờ cổ, được chơi cách đây khoảng hơn 4000 năm. Khởi thủy của môn cờ bắt đầu từ giấc mơ của vua Nghiêu về việc xem chơi cờ giữa Hoàng Đế (người mở đầu thời Ngũ Đế) với vị tiên Dung Thành. Nhà vua đang thấy tiên Dung Thành chơi một loại cờ gồm một bàn cờ và các quân trắng đen bèn thỉnh cầu tiên dạy cờ cho mình. Đang chơi cờ hay bỗng vua Nghiêu tỉnh lại. Nhà vua ngẫm ra thấy hay quá bèn tìm cách nhớ lại và bổ khuyết thêm các quy tắc, luật lệ và sáng tạo ra môn cờ vây, vì mục đích của nó là vây chiếm lãnh thổ, đất đai. Sau đó, cờ vây được thái tử Đan Chu, con của vua Nghiêu truyền bá khắp thiên hạ. Trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Quan Công đã chơi cờ vây với thuộc hạ trong khi để cho Hoa Đà nạo xương cánh tay chữa vết thương. Vây kỳ ngày xưa gọi là "dịch" (弈), được viết với bộ "củng". Trong những sách cổ của Trung Hoa như Tả Truyện, Luận Ngữ, Mạnh Tử đã nhắc nhiều đến "dịch" nhưng từ đời nhà Hán trở đi, thì cái tên vây kỳ ngày càng thông dụng. Hứa Thuận trong Thuyết Văn Giải Tự có chép "dịch, vây kỳ dã".

Cờ vây hiện nay rất phổ biến ở vùng Đông Á. Nhật Bản hiện nay là nước có số người chơi cờ rất cao. Cờ vây đã tới Nhật vào thế kỷ VII và tới đầu thế kỷ XIII, nó đã được chơi rộng rãi khắp mọi nơi trên đất nước này. Sự phát triển của Internet cũng đã làm cho nó phổ biến hơn trên khắp thế giới và đến nay đã có 36 triệu người yêu thích môn cờ này (thống kê của Hiệp hội cờ Vây nghiệp dư thế giới năm 1999).

Môn cờ vây cũng đã được người Việt Nam biết tới từ lâu, nhưng qua thời gian, chiến tranh nên đã hầu như không còn ai biết cách chơi. Nó được phổ biến lại tại Việt Nam vào năm 1993 nhân dịp có một giảng viên không chuyên từ Trung Quốc sang giảng dạy giúp cho ngành Thể dục thể thao Hà Nội.

Cờ vây có từ xa xưa, nhưng luật của nó lại không hề bị biến đổi theo thời gian như những trò chơi cổ khác. Lý do là luật chơi của cờ vây hết sức đơn giản, người nào cũng có thể chơi được, không cần đến trí thông minh ưu việt. Trong cờ vây, quân nào cũng như quân nào, giá trị y hệt nhau, không quân nào có tên tuổi, không có vua, có tướng. Tướng, vua được biết như chính người chơi cờ vậy. Cờ vây, như đã biết, muốn biết chơi thì quá dễ, nhưng để chơi tới được thành "cao cờ" thì rất khó. Khi chơi cờ vây cũng giống như khi ra trận đánh giặc. Bàn cờ là chiến trường và mục đích là chiếm lấy lãnh thổ. Một kỳ thủ cờ vây thực sự biết quý trọng từng quân cờ và luôn đặt hết tâm quyết vào mỗi nước đi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cờ_vây http://www.cbc.ca/news/technology/alphago-ai-1.342... http://www.goproblems.com/ http://www.kiseido.com/classics.htm http://www.kiseido.com/printss/four.html http://www.kiseido.com/printss/ukiyoedx.html http://homepage.mac.com/bjornwendsjo/go/2-96.pdf http://www.msoworld.com/mindzine/news/orient/go/hi... http://terms.naver.com/entry.nhn?docId=982836&cid=... http://www.viendu.com/bai%20viet/NguyenDuyChinh-Co... http://www.umass.edu/wsp/project/introductions/chr...